trang chủ tin tức Phạm vi hoạt động thực tế của ô tô điện ngày đi được nhiều hơn

Phạm vi hoạt động thực tế của ô tô điện ngày đi được nhiều hơn

Từ những chiếc xe chỉ có thể chạy vài chục km mỗi lần sạc, sự phát triển của công nghệ pin đã giúp ôtô điện có quãng đường di chuyển ngày càng xa.

 

Nio ET7, xe điện có phạm vi hoạt động trên 1.000 km/lần sạc. Ảnh: Auto Evolution.

Ôtô điện đã phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Ngày trước, nhu cầu sử dụng xe động cơ điện thường bị kìm hãm bởi nỗi lo về quãng đường di chuyển, công nghệ pin hay thời gian sạc. Thế nhưng đến nay, những vấn đề này đã dần được các nhà sản xuất giải quyết bằng nhiều giải pháp khác nhau.

Một thời “vừa nổ máy đã hết điện”

Nhìn lại quá khứ, ôtô chạy điện thực tế đã được phát minh từ trước thế kỷ 19 với kỳ vọng thay thế những cỗ xe ngựa. Chiếc xe điện đầu tiên với tên Galvani được 3 nhà phát minh người Scotland giới thiệu có khả năng di chuyển khoảng 2,4 km. Sau mỗi lần di chuyển, xe điện này phải được thay pin mới hoàn toàn mà không thể sạc.

Đến năm 1890, William Morrison, một nhà phát minh khác cũng đến từ Scotland đã giới thiệu đến thế giới chiếc xe điện đầu tiên có khả năng sạc. Tuy nhiên với sự hạn chế về công nghệ và thiết bị hỗ trợ, chiếc xe điện này chỉ có thể di chuyển khoảng 80 km/lần sạc.

 
Một trong những chiếc xe điện đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Sytner Group.
tram sac xe dien anh 1
tram sac xe dien anh 1

Một trong những chiếc xe điện đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Sytner Group.

Những năm đầu thế kỷ 20, Detroit Electric được thành lập, mở bán rộng rãi chiếc Detroit EV với quãng đường chạy sau mỗi lần sạc dao động 128 km. Đây được xem là bước tiến của ngành công nghiệp ôtô điện và thu hút được lượng lớn khách hàng nữ. Vì vậy, các trạm sạc điện cũng dần được xây dựng tại các khu trung tâm mua sắm tại thành phố.

Xe điện vẫn được phát triển xuyên suốt nhiều thập kỷ tại các nước châu Âu. Theo CarandDriver, trong giai đoạn 1907-1939, Detroit Electric đã sản xuất hơn 35.000 chiếc xe điện. Thế những, nó nhanh chóng bị xe xăng, dầu đánh bại.

 
Detroit Electric. Ảnh: Car and Driver.
tram sac xe dien anh 2
tram sac xe dien anh 2

Detroit Electric. Ảnh: Car and Driver.

Ở thời điểm đó, giá trung bình của mỗi chiếc xe chạy xăng khoảng 650 USD, trong khi mỗi chiếc xe điện có giá dao động 1.750 USD. Đây cũng là lý do khiến ôtô điện bị gắn nhãn “đồ chơi của người giàu” bởi giá thành đắt đỏ, chỉ có thể di chuyển tối đa vài chục km/lần sạc.

Sau Thế chiến thứ II, thị trường xe điện "nóng" trở lại khi tập đoàn General Motors (GM) ra mắt chiếc hybrid đầu tiên có khả năng di chuyển đến 129 km/lần sạc. Năm 2000, Toyota cũng sản xuất chiếc Prius có thể chạy được 71 km/lần sạc.

Và đương nhiên phạm vi hoạt động vẫn luôn là trở ngại của nhóm xe này cho tới khi những mẫu xe điện thế hệ mới được ra đời. Năm 2006, Tesla Motors, một start up công nghệ đã thông báo kế hoạch sản xuất xe điện có quãng đường di chuyển vượt mốc 320 km/lần sạc.

Phát triển không ngừng

Sự thật cho thấy Tesla đã làm được. Với sự phát triển của công nghệ pin, Tesla đã nâng cấp những “cỗ máy 4 bánh” liên tục, đưa phạm vi hoạt động của dải sản phẩm kéo dài theo từng năm.

Chiếc Tesla Model S có quãng đường di chuyển trong mỗi lần sạc khoảng 400 km vào thời điểm ra mắt (năm 2009). Cho đến nay, con số này đã tăng lên mức 575 km/lần sạc.

Vào năm 2010, Nissan ra mắt ôtô thuần điện với tên gọi Leaf và nhanh chóng trở thành một trong những mẫu xe điện bánh chạy toàn cầu trong thời gian này, cạnh tranh cùng Tesla. Với mức giá dao động 45.000 USD, Nissan Leaf có phạm vi hoạt động ấn tượng so với các mẫu xe đắt đỏ khác trên thị trường, 340 km/lần sạc.

 
tram sac xe dien anh 3

Nissan Leaf. Ảnh: Car and Driver.

Sau sự xuất hiện của Tesla hay Nissan, các hãng xe trên toàn thế giới cũng bắt đầu quan tâm đến việc phát triển và nâng cấp công nghệ pin của những chiếc ôtô điện, giúp chúng có thể chạy ngày một xa hơn.

Tại châu Âu, Mercedes-Benz, Audi hay Porsche đều đã sản xuất những mẫu xe điện có quãng đường di chuyển dài hơn.

Ví dụ như Mercedes-Benz EQS 450+ có thể chạy khoảng 640 km/lần sạc, Audi Q8 e-tron Sportback 55 có số liệu ghi nhận khoảng 525 km/lần sạc hay Porsche Taycan Plus với quãng đường đi được trong mỗi lần sạc khoảng 475 km.

Tại Mỹ bên cạnh ông trùm Tesla, các start-up ôtô điện khác cũng mang đến thị trường những mẫu xe vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, vừa có phạm vi hoạt động tốt. Cụ thể như Lucid Air Dream Edition R với quãng đường di chuyển khoảng 685 km/lần sạc, Lucid Air Grand Touring (830 km/lần sạc) hay Lotus Eletre (525 km/lần sạc).

 
Lucid Air Grand Touring. Ảnh: CNET.
tram sac xe dien anh 4
tram sac xe dien anh 4

Lucid Air Grand Touring. Ảnh: CNET.

Làn sóng ôtô điện dần lan rộng đến châu Á, nhanh chóng trở thành mục tiêu của các nhà sản xuất ôtô Hàn Quốc hay Trung Quốc, thậm chí là Việt Nam.

Thương hiệu ôtô Hàn Quốc Hyundai đã bắt đầu ra mắt chiếc IONIQ 5 có thể đi được 384-451 km/lần sạc, Kia cũng không đứng ngoài cuộc đua với Kia EV9, EV6 hay gần đây là EV3 với phạm vi hoạt động khoảng 410-435 km/lần sạc.

Tại Việt Nam, nhà sản xuất ôtô nội địa VinFast không đứng ngoài làn sóng ôtô điện khi sớm mở bán dải sản phẩm gồm 6 mẫu SUV thuần điện. Phạm vi hoạt động của những mẫu xe này dao động 300-450 km/lần sạc. Đặc biệt, chiếc VinFast VF 9 có phạm vi hoạt động lên đến hơn 530 km/lần sạc.

Các hãng ôtô Trung Quốc cũng phát triển công nghệ pin và mang đến thị trường hàng loạt sản phẩm được quảng cáo có phạm vi hoạt động vượt mốc 600 km/lần sạc. Ví dụ như Xpeng P7 (608 km/lần sạc), GAC Aion LX Plus (676 km/lần sạc) hay BYD Han EV (684 km/lần sạc).

Gần đây, tập đoàn ôtô Trung Quốc Nio Power đã giới thiệu đến người dùng chiếc Nio ET7 với phạm vi hoạt động vượt mức 1.000 km/lần sạc.

Như vậy ở thời điểm hiện tại, việc cầm lái một chiếc xe điện di chuyển qua lại giữa các thành phố đã không còn là viễn cảnh quá xa vời. Những chiếc ôtô thuần điện nay ngày một "dài hơi" và "bền bỉ" hơn, cũng sớm thoát khỏi mác "đồ chơi" như ở quá khứ.

(Nguồn: https://lifestyle.znews.vn/oto-dien-co-pham-vi-hoat-dong-ngay-cang-xa-post1473924.html)